Trong cuộc sống hiện đại ngày nay có rất nhiều người bị mắc phải triệu chứng mất ngủ về đêm. Và hầu như bất cứ ai cũng có những lúc rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Vậy nguyên nhân mất ngủ là gì? Bị mất ngủ về đêm có nguy hiểm gì đến sức khỏe không? Khi bị mất ngủ phải làm sao? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này về triệu chứng mất ngủ. Hy vọng giúp được bạn đọc có những thông tin hữu ích cho sức khỏe của mình và những người thân xung quanh.
Mất ngủ là gì? Triệu chứng mất ngủ là như thế nào?
Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý bình thường và cần thiết và quan trọng cho sự khỏe mạnh đối với cơ thể mỗi người. Vì vậy nếu bị mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Mất ngủ là tình trạng giấc ngủ bị rối loạn, cơ thể khó đi sâu vào giấc ngủ, hay bị chập chờn tỉnh giấc khi ngủ. Sau khi ngủ dậy cơ thể sẽ có cảm giác mệt mỏi, không muốn dậy và có cảm giác khó chịu trong người.

Mất ngủ cũng được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau như:
- Mất ngủ nhẹ sẽ thường xuất hiện trong vòng từ 5 đến 7 ngày.
- Mất ngủ ở mức trung bình thì thời gian diễn ra kéo dài khoảng 1 tuần hoặc 1 tháng.
- Mất ngủ nặng – kinh niên diễn ra liên tục kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm.
Dấu hiệu và triệu chứng mất ngủ
Có 3 tình trạng mất ngủ chính là:
- Ngủ không đủ giấc: Nghĩa là giấc ngủ không đủ dài, thiếu thời gian về giấc ngủ, ngủ ít, ngủ trằn trọc, chỉ chợp mắt được một chút,…
- Ngủ không sâu giấc: Nghĩa là vẫn đảm bảo thời gian ngủ nhưng giấc ngủ không có chất lượng cao. Đối với trẻ em tùy theo lứa tuổi cần ngủ từ 10 – 12 h/ngày. Với người trưởng thành thời gian ngủ cần thiết thường là từ 7 – 8 h/ngày. Đối với người lớn tuổi thì khoảng từ 5 – 6 h/ngày.
- Mất ngủ hoàn toàn: Tình trạng này gặp chủ yếu ở người già, có nhiều người không hề ngủ được gần như thức trắng đêm 1, 2 ngày hoặc có thể lên đến vài năm.

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác của bệnh mất ngủ như:
- Khó ngủ, trằn trọc khi ngủ rất dễ tỉnh giấc, nhưng rất khó để ngủ lại.
- Thức dậy quá sớm, cơ thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.
- Ngủ dậy không thoải mái, không có cảm giác đã được nghỉ ngơi sau khi ngủ dậy.
- Luôn cảm thấy người bị lờ đờ, mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ vào ban ngày.
- Người trở nên khó chịu, trầm cảm hoặc dễ bị lo âu.
- Khó để tập trung ghi nhớ, rất dễ quên và không thể tập trung vào việc gì.
- Người mất ngủ rất dễ bị nhức đầu, căng thẳng, bồn chồn và rất dễ nóng giận.
- Bị bệnh mất ngủ có thể khiến tăng cân bất thường.
Nguyên nhân mất ngủ là gì?
Hiện nay bệnh mất ngủ diễn ra ở khắp mọi độ tuổi. Và có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta gặp phải tình trạng mất ngủ. Vậy nguyên nhân mất ngủ là vì sao? Sau đây sẽ là một số nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ, cùng tìm hiểu nhé!
Mất ngủ vì thói quen sinh hoạt
- Mất cân bằng giờ sinh hoạt: Tối thức khuya, ngủ nhiều vào ban ngày, ngủ nghỉ không hợp lý làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể. Vì thế gây ra rối loạn hoocmon và lâu dần sẽ gây ra bệnh mất ngủ.
- Trong ngày hoặc trước khi ngủ sử dụng nhiều chất kích thích như: rượu, thuốc lá, cafe,… là cho tăng sự tỉnh táo, làm rối loạn giờ sinh lý, gây khó ngủ.
- Áp lực trong công việc và học tập: Làm việc căng thẳng hoặc bị stress kéo dài làm áp lực hệ thần kinh, làm tổn thương tinh thần trong đời sống cũng mà nguyên nhân xuất hiện chứng mất ngủ.
- Lạm dụng các thiết bị công nghệ: Nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại, máy tính trước khi ngủ. Điều này là cho sóng điện thoại và ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại gây mỏi mặt, hại hệ thần kinh dẫn đến mất ngủ.
- Mất ngủ do tác động của ngoại cảnh: Nơi bạn ngủ có quá nhiều tiếng ồn, ánh sáng,… Điều này khiến bạn khó chịu và làm cho giấc ngủ bị chập chờn, ngủ không sâu giấc, dễ bị thức giấc.
- Không gian phòng ngủ quá nhỏ, bừa bộn, thiếu oxy cũng dẫn đến tình trạng ngột ngạt, khó đi vào giấc ngủ.
- Thói quen ăn uống: Nếu bạn ăn quá no trước khi ngủ sẽ là cho các cơ quan nội tạng bên trong phải làm việc để tiêu hóa thức ăn dẫn đến tình trạng mất ngủ.

Nguyên nhân mất ngủ do thể trạng
- Một số người bị mắc các bệnh mãn tính khiến cho cơ thể đau nhức khó ngủ.
- Bệnh nhân dùng quá nhiều thuốc làm lợi tiểu, khiến phải đi vệ sinh nhiều lần vào ban đêm, dẫn đến mất ngủ. Ngoài ra một số loại thuốc giảm đau cũng có chứa các chất kích thích làm cho tăng sự tỉnh táo, dẫn đến khó ngủ.
- Người mắc các bệnh rối loạn từ tâm thần dễ đến mất ngủ như: trầm cảm, rối loạn lo âu,…
- Ngoài ra, những ai mắc một số bệnh lý về thần kinh, bệnh thực thể, bệnh suy nhược cơ thể,… cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Tác hại và hậu quả của bệnh mất ngủ
Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên và không có được cải thiện, chữa trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khỏe như:

- Mất ngủ làm cơ thể uể oải, thiếu sức sống,mệt mỏi,… làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, làm việc trong ngày hôm sau.
- Kéo dài tình trạng mất ngủ sẽ khiến cơ thể bị giảm miễn dịch dẫn đến dễ bị các vi khuẩn, virus thâm nhập, gây các bệnh vặt như: cảm cúm, cảm lạnh và các bệnh khác.
- Ngủ quá ít hay mất ngủ sẽ làm thay đổi sản sinh hoocmon khiến bạn thèm ăn nhiều hơn và dễ gây tăng cân, béo phì.
- Ngủ quá ngắn sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tim mạch. Hậu quả lâu dài có thể dẫn tới các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim.
- Bị mất ngủ sẽ gây ra rối loạn trao đổi chất và bài tiết của cơ thể vậy nên rất dễ phát triển các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường.
- Khi bị mất ngủ nhịp tim và huyết áp sẽ tăng khiến cho hệ thống tim mạch bị áp lực hoạt động với công suất cao mọi lúc, gây ra tăng huyết áp.
- Mất ngủ rất hại cho da, làm sạm da, lão hóa da. Đặc biệt dễ làm vùng da dưới mắt thâm quầng, da mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn,…
- Làm giảm ham muốn, giảm hứng thú trong quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Mất ngủ rất dễ làm cho rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới và ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng ở nam giới. Vậy nên dễ dẫn đến chất lượng tình dục kém và giảm khả năng thụ thai.
- Mất ngủ quá nhiều có thể dẫn đến teo não. Vì nó khiến các tế bào não bị thoái hóa, làm giảm sút trí nhớ tạm thời hoặc nặng hơn có thể làm mất trí nhớ vĩnh viễn.
- Những người bị mất ngủ mãn tính có thể dễ mắc bệnh tâm thần phân liệt. Dễ bị hoang tưởng, ảo giác, ảo thanh dễ làm những việc nguy hiểm như bỏ ăn, nhảy lầu, tự tử, giết người,…
Bị mất ngủ phải làm sao? Làm cách nào để cải thiện bệnh mất ngủ hiệu quả không dùng thuốc?
Hậu quả của việc mất ngủ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, và chất lượng cuộc sống. Vậy bị mất ngủ phải làm sao để điều trị? Sau đây sẽ là một số cách lành mạnh không cần dùng thuốc để cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn:

- Điều trị bằng cách nhờ các chuyên gia sức khỏe tác động bằng các liệu pháp tâm lý để giúp chúng ta có được giấc ngủ ngon hơn.
- Cải thiện chế độ sinh hoạt, làm việc, giờ giấc nghỉ ngơi, ăn uống. Và nên tập thể dục đều đặn như tập yoga, chạy bộ, dưỡng sinh,… Nhưng không nên tập nhiều sau 6 giờ chiều. Hạn chế không ăn những thức ăn, nước uống có chất kích thích. Không nên ngủ nhiều vào ban ngày.
- Tạo nơi ngủ thật yên tĩnh, thư giãn, đảm bảo các yếu tố ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ,…
- Tránh những căng thẳng trước khi đi ngủ.
- Tạo thói quen trình tự giờ giấc theo giờ sinh học của cơ thể.
- Khi thức dậy vào buổi sáng không nên nằm thêm, nướng thêm trên giường quá lâu.
Kết luận
Hy vọng những chia sẻ về nguyên nhân mất ngủ, triệu chứng mất ngủ và phương pháp cải thiện bệnh mất ngủ về đêm của chúng tôi đã giúp bạn có được kiến thức hữu ích để nâng cao chất lượng cuộc sống! Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!