Hiện nay, khi mà xã hội ngày càng phát triển thì cũng tỉ lệ thuận với việc con người mắc nhiều bệnh hơn. Bệnh tiểu đường cũng là một trong những căn bệnh của thời đại ngày nay. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường khá cao đứng thứ 10 trên thế giới. Vậy để biết cách phòng ngừa căn bệnh này, chúng ta cần tìm hiểu rõ về tiểu đường là gì cũng như nguyên nhân gây ra là do đâu.
Bệnh tiểu đường là gì?
Căn bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, nó có tên tiếng anh là Diabetes mellitus. Đây là một nhóm bệnh do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hooc môn insulin của tụy bị thiếu hụt hay giảm sẽ gây ra tác động cho cơ thể. Biểu hiện dễ nhận biết là lượng đường trong máu sẽ tăng cao, giai đoạn đầu bệnh nhân sẽ thường đi tiểu nhiều, hay đi tiểu vào ban đêm và luôn thấy háo nước.
Tỉ lệ bệnh nhân mắc phải căn bệnh này rất cao, theo nghiên cứu của Bộ Y Tế thì cứ 100 người thì sẽ có một người mắc tiểu đường. Chưa kể, theo số liệu thống kê gần đây thì từ năm 2001 tỷ lệ mắc bệnh đã là 2,7%. Đến năm 2010 thì tỷ lệ này đã gia tăng lên đến hơn 6%, nếu mọi người không chủ động bảo vệ sức khỏe thì số ca mắc tiểu đường có thể lên đến 8 triệu người.
Khi bệnh nhân mắc phải căn bệnh đái tháo đường thì lượng đường trong máu sẽ luôn ở mức cao. Ngoài ra, khi để tình trạng bệnh kéo dài còn gây ảnh hưởng đến tim mạch, hệ thần kinh trung ương,…và dẫn đến các bệnh lý, biến chứng nguy hiểm khác mà người bệnh không lường trước được. Bệnh tiểu đường được chia làm hai type khác nhau, cụ thể:
Tiểu đường type 1: Người bệnh sẽ bị thiếu hụt insulin trầm trọng do tuyến tụy không sản xuất ra insulin hoặc số lượng quá ít. Đây là trường hợp rất hiếm gặp tiểu đường type 1 này thường chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ, còn những đối tượng khác chỉ chiếm 10% trên tổng số ca mắc đái tháo đường.
Tiểu đường type 2: Những ca mắc phải trường hợp này thường là do cơ thể họ bị đề kháng với insulin. Có nghĩa là việc sản xuất ra insulin tại tuyến tụy vẫn diễn ra bình thường nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Thường đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên tiểu đường và có khoảng 90% đến 95% trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng mắc bệnh ở trường hợp này.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường do đâu
Như bạn đã biết thì khi mức đường ở trong máu tăng cao sẽ rất dễ gây nên căn bệnh tiểu đường. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng đó? Trong cơ thể thì tuyến tụy sẽ có chức năng tiết ra hooc môn insulin – là một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose ở trong máu. Từ đó mà chuyển hóa nó thành năng lượng giúp nuôi dưỡng các tế bào và tạo sự sống cho cơ thể con người.
Tuy nhiên, khi mà chức năng của tuyến tụy bị ảnh hưởng thì sẽ dẫn đến việc glucose không được chuyển hóa và đường trong máu tăng cao khiến bệnh nhân bị đái tháo đường. Nhưng với lối sống của con người ngày nay, thì các nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này có nhiều lý do như: di truyền, béo phì, lối sống không lành mạnh, ăn uống không đầy đủ,…rất dễ gây ra bệnh tiểu đường ở mọi lứa tuổi.
Với những người ở trường hợp bị bệnh tiểu đường type 1 thì nguyên nhân do chế độ ăn không đảm bảo, thường không ăn chín uống sôi, bổ sung quá nhiều hàm lượng các chất béo, thừa cân béo phì và bị bệnh di truyền khiến thiếu hụt insulin. Còn với người thuộc type 2 nếu người thân có tiền sử bị tiểu đường, thì cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này và người mắc bệnh béo phì thường có tỷ lệ cao bị tiểu đường ở type 2.
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Trên thực tế thì có rất nhiều trường hợp mắc đái tháo đường nhưng không phát hiện ra, có người vài tháng thậm chí trên một năm do triệu chứng không xuất hiện đáng kể và khó nhân biết. Do đó, mà bạn không nên chủ quan đừng chỉ dựa vào giác quan mà đánh giá tình trạng bệnh nên đi khám để đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình và cả những người thân xung quanh.
Dưới đây sẽ là một vài biểu hiện của bệnh tiểu đường mà bạn đọc cũng nên tham khảo để nhận biết được mình có mắc phải căn bệnh này hay không. Cũng như sớm đến bệnh viện để được thăm khám và tìm hướng điều trị nhanh chóng nhất, trước khi dẫn đến các biến chứng liên lụy đến sức khỏe sau này.
Liên tục khát nước: Do lượng đường trong máu tăng nên cơ thể phải tự động lấy nước từ các tế bào bơm vào máu, để pha loãng cũng như làm giảm đi mức đường thừa trong máu. Khi đó các tế bào sẽ truyền tin về cho não khiến bạn cảm thấy háo nước và gây ra trạng thái khát nước.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày: Nếu trong một ngày mà bạn đi tiểu hơn 7 lần thì có thể bạn đang bị đái tháo đường. Đó là do cơ thể bạn cần phải loại bỏ lượng đường dư thừa ở trong máu, dẫn đến hoạt động bài tiết nước tiểu diễn ra nhiều hơn.
Sụt cân bất thường: Glucose là nhiên liệu chính để vận hành các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, khi việc chuyển hóa có trục trặc lúc này cơ thể bắt buộc phải lấy mỡ cũng như chất dinh dưỡng khác từ các cơ để chuyển hóa thành năng lượng nuôi sống tế bào. Do đó, khi thấy cơ thể sụt cân trầm trọng thì bạn có thể bị tiểu đường và cần đi kiểm tra ngay nhé.
Đói và mệt mỏi: Khi insulin thiếu hụt một cách trầm trọng, cơ thể sẽ cần nạp rất nhiều năng lượng để giái phóng glusose dư thừa ra khỏi cơ thể. Do đó, khi cơ thể làm việc năng suất sẽ có lúc hết nhiên liệu. Từ đó, gây ra cho chúng ta cảm giác mệt mỏi và đói thường xuyên do thiếu năng lượng nạp vào cho cơ thể.
Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm: Khi mà cơ thể có sự thay đổi thì hệ thống miễn dịch – lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi tác động xấu bên ngoài cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nó sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể kém đi và gây lên các căn bệnh về nấm và nhiễm trùng. Đó là lý do khi bị đái tháo đường, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy khắp người và đặc biệt là ở bộ phận sinh dục.
Thị lực yếu đi: Khi mà lượng đường trong máu ở mức cao sẽ làm tổn thương mao mạch ở mắt có thể khiến xuất huyết thị giác hay gây triệu chứng phù nề ở mắt. Đặc biệt, nếu trước đó bạn chưa từng bị các bệnh về mắt thì khi bị phù ở hoang điểm, nó sẽ khiến thị lực bị giảm sút rất nguy hiểm.
Biến chứng của bệnh tiểu đường
Những người mắc phải căn bệnh tiểu đường thường có nguy cơ dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, khiến sức khỏe về sau bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mức đường trong máu quá cao sẽ gây hệ lụy cho tim mạch, suy thận, hệ thần kinh, thị giác giảm sút,…Dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc chi tiết về các biến chứng do căn bệnh này gây ra:
Bệnh tim mạch:
Đái tháo đường thường gây ra các bệnh về tim và mạch máu, nguy hiểm hơn nó có thể khiến bệnh nhân tử vong do vỡ động mạch vành (nhồi máu cơ tim) và bị đột quy. Đây là biến chứng phổ biến nhất mà bệnh nhân bị tiểu đường thường hay phải đối diện. Việc glucose cao sẽ gây ra tình trạng huyết áp cùng cholesterol tăng cao và xuất hiện các nguy cơ khác khiến tình trạnh bệnh gia tăng và ảnh hưởng đến tim mạch.
Bệnh thận:
Khi thận xuất hiện tổn thương tại các mạch máu do đái tháo đường gây ra. Nó sẽ khiến chức năng của bộ phận này bị suy giảm và dễ dẫn đến suy thận. Tỷ lệ bệnh thận xuất hiện ở các bệnh nhân đái tháo đường thường cao hơn những đối tợng khác. Do đó, việc duy trì và điều hòa sự cân bằng của glucose trong máu sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề liên quan đến thận.
Bệnh thần kinh:
Khi huyết áp tăng cao do lượng glucose thừa quá nhiều trong máu sẽ gây lên tổn thương cho các dây thần kinh trên khắp cơ thể. Điều này có thể dẫn đến các bệnh như rối loạn cương dương, rối loạn tiêu hóa,…và các chức năng khác. Ảnh hưởng nhiều nhất là đến các chi dẫn đến khó khăn khi cử động chân, tay. Chưa kể nó còn có thể khiến tứ chi mất cảm giác và bắt buộc phải cắt bỏ khi bị nhiễm nghiêm trọng.
Bệnh mắt:
Thừờng thì những triệu chứng như giảm thị lực sẽ xuất hiện ở những người bị đái tháo đường. Từ đó, rất dễ dẫn đến các biến chứng nặng hơn cho mắt và có thể gây ra mù lòa. Việc glucose cao đồng thời khiến cholesterol và huyết áp tăng ảnh hưởng đến các mạch máu ở đáy mắt khiến thị giác bị ảnh hưởng nặng.
Các biến chứng trong thời kỳ mang thai: Việc bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn gây ra các dị tật bẩm sinh cho bé khi chào đời. Chưa kể khi lượng đường tăng cao như vậy, trong giai đoạn thai kỳ em bé có thể bị quá cân. Do đó, mẹ bầu cần phải cân bằng được lượng glucose để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.
Cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Với sự phát triển của y học hiện nay thì hầu như mọi căn bệnh đều có những cách chữa trị triệt để và hiệu quả nhất. Dưới đây là một vài cách điều trị bệnh tiểu đường mà bạn có thể áp dụng tại nhà và không cần dùng đến các loại thuốc tây y như bây giờ.
Tránh rượu, bia và khói thuốc
Trong thuốc lá và các chất kích thích có chứa hàm lượng lớn Nicotine, khiến việc sản xuất insulin bị khống chế từ đó gây ra căn bệnh tiểu đường. Chưa kể, không chỉ dừng lại ở căn bệnh trên, mà các hóa chất độc hại này vào cơ thể sẽ phá vỡ sức đề kháng và gây ra các biến chứng như hạ đường huyết vô vùng nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.
Tập thể dục thường xuyên
Khi cơ thể có sự thay đổi thì sức đề kháng cũng gảm sút, khiến bệnh nhân mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng. Do đó, việc vận động cơ thể sẽ giúp người bệnh cải thiện được tình trạng sức khỏe và ổn định lại tinh thần hiện tại. Bạn có thể tập yoga, đạp xe, bơi lội, ngồi thiền,…dành ra khoảng 30 đến 45 phút một ngày để tập luyện sẽ giúp bạn hồi phục thể chất một cách rõ rệt và insulin cũng hoạt động tốt hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Việc xây dựng chế độ ăn cho người bị tiểu đường là vô cùng cần thiết, bất kỳ căn bệnh nào cũng vậy. Nếu không ăn uống đúng cách sẽ khiến insulin không hoạt động và gây ra bệnh đái tháo đường. Do đó, cho dù bạn có uống thuốc gì đi chăng nữa mà không kết hợp với chế độ dinh dưỡng cũng không mang lại kết quả.
Dưới đây là chế độ ăn dành cho bệnh nhân tiểu đường với các nhóm thực phẩm gồm chất đạm, chất bột, chất xơ và chất béo. Theo tỷ lệ đã được các chuyên gia nghiên cứu, bạn đọc nên tham khảo thêm như sau:
– 1/2 là trái cây tươi ít ngọt (bưởi, cam, quýt,…) và rau củ quả chứa nhiều chất xơ (cà rốt, bông cải xanh, rau diếp cá,…)
– 1/4 các loại ngũ cốc nguyên vỏ (vừng, gạo lứt, các loại đậu,..)
– 1/4 thịt nạc và chất béo có lợi (dầu cá hồi, dầu đậu nành, dầu gạo…)
Với chế độ dinh dưỡng này thì bạn nên chia chúng làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước để giúp đào thải lượng đường dư thưa. Có lưu ý là không nên ăn sau 8 giờ tối và tránh ăn nhiều đồ béo chứa lượng đường lớn, vì khi đó việc hấp thu các chất dinh dưỡng sẽ khiến đường huyết tăng nhanh hơn và tình trạng bệnh xấu đi.
Đọc thêm bài : Bệnh đột quỵ là gì ?
Dùng thảo dược giúp ổn định đường huyết
Hiện nay nhiều người khá chuộc việc dùng thảo dược thiên nhiên và thuốc đông y để điều trị bệnh. Một số loại lá quý như lá Neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá,…sẽ giúp việc hoạt động của insulin diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm An Cung Rùa Vàng tại Siêu Thị Trường Thịnh có chứa các thành phần thảo dược quý cũng giúp ngăn ngừa tăng đường huyết, kiểm sooát glucose và hạn chế được biến chứng do căn bệnh này gây ra rất hiệu quả và được nhiều người tin dùng.
Tuy nhiên, khi thấy bệnh nhân có những biểu hiện như bị đột quỵ, da dẻ tím tái,…trong trường hợp khẩn cấp thì người nhà nên đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Do đó, để bảo vệ bản thân bạn nên tìm đến những bệnh viện có đầy đủ cơ sở vật chất, đảm bảo danh tiếng và uy tín để chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả nhất nhé!
Bệnh tiểu đường có lây không?
Một số người có thắc mắc không biết rằng căn bệnh tiểu đường có lây hay không? Thì câu trả lời là căn bệnh này không hề có tính lây lan. Vì đây không hải bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, nấm hay virus gây ra nên sẽ không khiến những người tiếp xúc bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, một vài căn bệnh dễ lây lan như quai bị, thủy đậu hay lên sởi,…sẽ rất dễ khiến tuyến tụy bị tổn thương và gây cản trở đến việc sản xuất insulin. Từ đó dẫn đến việc gulcose tăng đột biến, cơ thể luôn cảm thấy khát nước, đói và mệt mỏi do căn bệnh tiểu đường gây ra.
Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Mặc dù bệnh đái tháo đường không có tính lây lan, nhưng những người mà gia đình có cha, mẹ, anh/chị/em, cô, dì, ông, bà,…mắc bệnh thì nguy cơ bệnh nhân cũng sẽ bị tiểu đường là rất cao. Nếu từ nhỏ đã phát hiện căn bệnh này ở trẻ, thì bé sẽ phải tiêm hormone insulin và phụ thuộc vào nó suốt đời.
Đặc biệt, với phụ nữ khi đang mang thai mà mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ bé sinh ra sẽ bị tiểu đường bẩm sinh là rất cao. Do đó, khi mang bầu cần thực hiện chế độ ăn uống, vận động theo các chỉ định của bác sĩ để thai nhi được khỏe mạnh. Tránh để bé sau khi ra đời mắc phải căn bệnh này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tương lai của trẻ sau này.
Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?
Đây là căn bệnh khá nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong đứng hàng đầu trên thế giới. Thông thường, người mắc bệnh tiểu đường tuổi thọ sẽ bị giảm khoảng 10 đến 15 năm so với những người bình thường khác. Nhưng bạn cũng đừng lo lắng, chỉ cần có lối sống lành mạnh không quá lo lắng sẽ cải thiện đưươc căn bệnh và kéo dài thời gian tuổi thọ được lâu hơn.
Bệnh nhân tiểu đường sẽ có tuổi thọ trung bình khoảng tư 77 đến 81 tuổi. Tuy nhiên, với những nghiên cứu mới nhất đã cho thấy những người mắc phải căn bệnh này có thể sống được thêm 14 đến 22 năm nữa tùy vào thái độ sống tích cực cũng như cách họ điều trị bệnh.
Với An Cung Rùa Vàng sẽ giúp bệnh nhân kéo dài được tuổi thọ đến trên 87 tuổi, hiệu quả cũng đã được các chuyên gia y tế kiểm chứng. Bên cạnh đó, thuốc được bào ế từ những loại tảo dợc thiên nhiên quý hiếm, khi sử dụng sẽ không gây hại cho cơ thể và không tích tụ chất độc giống như thuốc tây y. Chưa kể nó còn giúp thanh lọc, giải độc cơ thể rất tốt nên được nhiều người tin dùng.
Bạn cũng không cần phải lo lắng về sản phẩm có phải là hàng chính hãng hay không? Hay là hàng giả vì đến với Siêu Thị Trường Thịn chúng tôi có tem mác đầy đủ. Đảm bảo được an toàn về chất lượng sản phẩm cũng như nguồn gốc của loại thốc này đến tay người tiêu dùng.
Hy vọng, với những thông tin chi tiết và cụ thể mà chúng tôi đã cung cấp đến bạn đọc về các vấn đề xoay quanh căn bệnh tiểu đường này. Thì bạn đọc đã hiểu được nguyên nhân gây nên bệnh, cũng như biết thêm các cách điều trị hiệu quả nhất cho căn bệnh này. Có sức khỏe là có tất cả nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu giống như trong bài viết của chúng tôi thì hãy mau đi thăm khám bệnh sớm nhất nhé!
Ngoài ra, nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về thuốc An Cung Rùa Vàng để điều trị căn bệnh tiểu đường. Đừng ngại ngần hãy mau liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 0886450588 để được tư vấn chi tiết về sản phẩm, cũng như nhận được báo giá tốt nhất tại Siêu Thị Trường Thịnh nhé! Chúc bạn sớm khỏi bệnh!