Trầm cảm là bệnh thuộc về tâm thần học và xảy ra phổ biến ở độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi. Bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do một số nguyên nhân và tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ và hành vi con người. Theo thống kê của các cuộc khảo sát, ước tính có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới bị mắc chứng trầm cảm vô cùng rõ rệt. Đặc biệt hội chứng này có tỷ lệ mắc phải cao ở những người thất nghiệp, ly thân, ly dị,…
Dấu hiệu trầm cảm
Nếu trong vòng ít nhất 2 tuần bạn luôn cảm thấy sầu muộn hoặc luôn từ chối những cuộc vui và gặp phải ít nhất 4 triệu chứng sau đây nghĩa là bạn đang có dấu hiệu của chứng trầm cảm:

- Các vấn đề về ăn uống như: Giảm hoặc lên cân, chán ăn, ăn không ngon hoặc thèm ăn, ăn quá nhiều;
- Gặp vấn đề về giấc ngủ như: Mất ngủ hoặc ngủ liên tục trong thời gian dài;
- Kích động hoặc trở nên chậm chạp;
- Mệt mỏi hoặc luôn thấy mất sức;
- Tự ti về bản thân, cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi;
- Giảm khả năng tập trung, do dự;
- Không còn ham muốn các lĩnh vực trong cuộc sống như: Phim ảnh, các hoạt động thể thao, các hoạt động xã hội. Bị rơi vào trạng thái buồn không lý do,chán nản không muốn phấn đấu,làm việc;
- Có cảm giác bị bỏ rơi, bị mọi người xa lánh.
- Nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát;
Nguyên nhân trầm cảm
Trầm cảm bị gây nên do các nguyên nhân sau đây:
- Nội sinh (trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): Nhiều giả thuyết cho rằng do di truyền, do yếu tố tự miễn,do môi trường sống hay xã hội,… nhưng những nguyên nhân này chưa thực sự rõ ràng.
- Mắc trầm cảm do căng thẳng: Những áp lực từ nhiều phía như: Công việc, gia đình, con cái, phá sản,… Hoặc do những điều đột ngột xảy đến như mất đi người thân, mất tiền, mất tài sản,…
- Trầm cảm có thể xuất hiện do các bệnh lý hay chấn thương tác động trực tiếp đến não bộ.
- Mắc trầm cảm mà không rõ nguyên nhân.

Hậu quả của bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm là gì mà nhiều người lo sợ về nó đến như vậy? Sở dĩ căn bệnh này được quan tâm nhiều như vậy là do đã có các nghiên cứu báo động về hậu quả của trầm cảm.
- Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trầm cảm là bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đang xếp vị trí thứ 2 trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu chỉ sau bệnh lý mạch vành. Ước tính hiện nay có có khoảng 350 triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng bởi căn bệnh trầm cảm.
- Bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người bệnh, nghiêm trọng nhất là hành vi tự sát. Thống kê cho thấy người Việt Nam có số người tự tử hàng năm lên đến 36 nghìn đến 40 nghìn người. Con số này cao gấp 3 – 4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông mỗi năm. Trong đó có khoảng 75% các vụ tự sát đến từ nguyên nhân trầm cảm. Phần còn lại do ma túy, rượu chè, cờ bạc và chỉ có 3% do bệnh tâm thần phân liệt, động kinh.
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đứng thứ hai trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý mạch vành. Ước tính trên thế giới có khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm.
- Hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là hành vi tự sát. Theo thống kê tại Việt Nam, số người tự tử hàng năm lên tới 36.000-40.000 người, cao gấp 3-4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông. Trầm cảm chịu trách nhiệm cho 75% các vụ tự tử kể trên, còn lại 22% là do nghiện rượu, ma túy, cờ bạc và chỉ có 3% do tâm thần phân liệt, động kinh.

Cách chữa trầm cảm tại nhà
Đối với trầm cảm, chúng có thể phòng tránh hoặc chữa trị bằng những cách sau:
- Có giấc ngủ hợp lý: Một giấc ngủ hợp lý, ngủ ngon giấc làm cho tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng hơn. Do đó việc đi ngủ và thức dậy vào cùng thời gian kể cả những ngày nghỉ có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện trầm cảm. Có thể đi bộ nhẹ nhàng, uống một ly sữa nóng hay đọc cuốn sách có nội dung tích cực trước khi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.
- Luyện tập thể dục thể thao: Luyện tập thể dục hay tham gia các môn thể thao có tác dụng tích cực trong việc cải thiện sức khỏe. Thể dục thể thao giúp giải phóng năng lượng và tăng sự hưng phấn, sự tự tin trong cuộc sống. Từ đó làm giảm những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, trầm cảm. Tuy nhiên với người trầm cảm nên lựa có cường độ luyện tập nhẹ nhàng, phù hợp để có thể dễ dàng tập luyện và thích ứng.
- Ngồi thiền mỗi ngày: Ngồi thiền tĩnh tâm sẽ giúp người bệnh giảm căng thẳng, tập trung hơn và có ý thức hơn về bản thân mình trong hiện tại.
- Giao tiếp với mọi người nhiều hơn: Điều này không chỉ làm giảm bớt căng thẳng mà còn giúp người trầm cảm có thêm nhiều mối quan hệ mới và cải thiện được khả năng giao tiếp.
- Học hỏi nhiều điều mới lạ: Thử học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ, thử sức trong một lĩnh vực hay ngành nghề yêu thích sẽ giúp kích thích não bộ học hỏi và sáng tạo hơn. Nhờ đó giảm trầm cảm.
Nhờ đến các chuyên gia điều trị trầm cảm
Ngoài người thân trong gia đình, bạn bè,… thì các chuyên gia tâm lý chính là người có chuyên môn và có khả năng giúp bạn thoát khỏi tình trạng hiện tại. Việc trò chuyện với các bác sĩ tâm lý là phương pháp tự nhiên nhất để điều trị trầm cảm. Do đó người bệnh trầm cảm cần phải chủ động tìm đến bác sĩ tâm lý để được trợ giúp.

Việc bác sĩ tâm lý lắng nghe và chia sẻ tâm lý giúp cho người bệnh trầm cảm ổn định hơn về mặt cảm xúc và thể chất. Dần dần người bệnh sẽ vững tin hơn và loại bỏ được cảm giác cô đơn, lạc lõng, chơi vơi một mình.
Dù người bệnh trầm cảm có thuyên giảm thì vẫn cần thường xuyên đến gặp các chuyên gia tâm lý được theo dõi, tránh trầm cảm tái phát và để sống lạc quan, tích cực hơn.
Tổng kết
Hy vọng bài viết hôm nay của chúng tôi đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc về trầm cảm là gì, các nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả của bệnh trầm cảm,…. Đặc biệt hiểu được rằng bệnh trầm cảm rất phổ biến và phức tạp nên cần được chữa trị như các bệnh lý khác.