Những năm gần đây, số lượng người bị mắc các căn bệnh liên quan đến xương khớp ngày càng tăng. Đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Điều đó cho thấy, căn bệnh này không giới hạn bất kỳ độ tuổi nào. Dù là người già, hay người trẻ, lao động nặng nhọc hay không đều có thể mắc phải bệnh xương khớp khó trị này. Vậy Bệnh xương khớp là gì?
Nhắc đến bệnh xương khớp, chúng ta đều cho rằng chỉ những người già cơ thể khó thích ứng biến đổi thời tiết. Hoặc những ai thường xuyên lao động nặng nhọc mới là đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh này. Còn người trẻ thì rất ít, chính do sự chủ quan đó đã khiến nhiều người chủ quan trong vấn đề chăm sóc sức khỏe dẫn đến bệnh xương khớp dai dẳng. Vậy Bệnh xương khớp là gì? Nó có nguy hiểm không?
Bệnh xương khớp là gì?
Thông qua tên gọi chúng ta cũng biết được, đây là căn bệnh liên quan chủ yếu đến hai bộ phận là xương và khớp. Với những biểu hiện cụ thể như: đau nhức, sưng khớp…. Khi mắc phải căn bệnh này khả năng di chuyển và vận động của cơ thể sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Trên cơ thể con người sẽ có 3 loại xương khớp khác nhau, bao gồm: Khớp động (ở tay và chân), khớp bán động (ở đốt sống), và cuối cùng là khớp bất động (nằm ở hộp sọ). Trong đó, khớp động và khớp bán động là hai loại khớp có khả năng suy yếu cao với nhiều nguyên nhân tác động. Khi suy yếu chúng sẽ gây nên căn bệnh xương khớp cho con người.
Nguyên nhân gây nên những căn bệnh xương khớp
Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau dẫn tới căn bệnh xương khớp. Tuy nhiên với góc nhìn của mỗi nền y học lại có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau và chỉ ra những nguyên nhân riêng. Đây cũng là cơ sở để họ có thể đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp. Cụ thể như sau:
Theo y học cổ truyền
Các bệnh lý liên quan đến vấn đề xương khớp là do tà khí xâm phạm dẫn đến kinh lạc ở phần cơ và khớp trên cơ thể. Một khi lượng khí huyết xảy ra tình trạng tắc nghẽn, lưu thông bị cản trợ sẽ làm cơ thể giảm sức đề kháng. Từ đó, gây đau nhức, viêm, thoái hóa xương khớp, tê mỏi chân tay.
Theo y học hiện đại
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau nhức xương khớp là do chứng béo phì, lười vận động hoặc di chứng chấn thương mang lại. Cũng có thể bắt nguồn từ vấn đề tuổi tác hoặc thói quen sinh hoạt không đúng cách…Đó được xem là nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp tác động lên dịch khớp, mật độ xương bị thoái hóa. Nó sẽ khiến các khớp trong cơ thể bị suy yếu dần và tạo ra bệnh.

Những căn bệnh viên khớp phổ biến hiện nay
Tại Việt Nam, tình hình bệnh liên quan đến xương khớp ngày càng tăng đáng kể, không giới hạn độ tuổi nhất định. Một trong số đó thường gặp nhiều nhất là các bệnh.
Thoái hóa cột sống, khớp:
Bệnh này thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên, hoặc cao tuổi do phần đĩa đệm và sụn khớp bị bào mòn. Các khớp, cột sống sẽ có một lượng dịch nhầy giúp hệ cơ vận động hoạt động không bị đau nhức. Tuy nhiên khi độ tuổi càng cao lượng dịch nhầy ít đi gây nên chứng cứng khớp, khô khớp, cột sống.
Viêm khớp:
Vị trí xuất hiện chủ yếu là ở khớp háng, khớp ngón tay, khớp gối và khớp cổ tay… Tại các vị trí này, tình trạng sưng và đau dễ xảy ra hơn.
Thoát vị đĩa đệm:
Theo đó phần vị trí cơ cột sống thắt lưng và đốt sống cổ sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Khi mắc phải căn bệnh này, các dây thần kinh sẽ bị chèn ép gây ra đau nhức. Nếu không chữa trị sớm, thời gian càng kéo dài sẽ dẫn đến việc bị teo cơ, liệt cho cơ thể.
Viêm khớp dạng thấp:
Không giới hạn vị trí cụ thể nhưng có thể sẽ xuất hiện ở nhiều khớp khác nhau và mang tính chất đối xứng 2 bên. Hậu quả mang lại là gây ra chứng sưng đau, sưng khớp… Nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến bộ phận khác như mạch máu, tim, phổi…
Đau dây thần kinh tọa:
Bị đau thần kinh tọa khiến cơ thể gánh chịu cơn đau từ vừng thắt lưng kéo dài đến tận bàn chân. Làm hệ vận động trở nên khó khăn, mỗi khi cuối người kiêng đồ vật nặng sẽ cảm nhận sự đau buốt khó chịu.
Loãng xương:
Xương thiếu đi canxi sẽ trở nên xốp hơn, giòn và dễ gãy. Dẫn đến việc toàn thân bị đau nhức trầm trọng. Nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khác.

Biểu hiện nhận biết bệnh liên quan xương khớp
Nếu cơ thể có những biểu hiện dưới đây, bạn nên dành thời gian đến cơ sở y tế để khám và nghe tư vấn trực tiếp của bác sĩ:
Thứ nhất: Đau cơ học (đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi) tại các khớp
Thứ hai: Vào mỗi sáng thức dậy bị đau nhức tại các khớp, tê cứng cảm giác đau mỏi.
Thứ ba: Đau nhức khớp mỗi khi thời tiết trở lạnh và đặc biệt đau nhiều ban đêm.
Thứ tư: Tại các vị trí vùng khớp có biểu hiện viêm và sưng đỏ.
Thứ năm: Việc cử động hằng ngày gánh chịu những cơn đau bất chợt, mỗi khi di chuyển đi lại đều thấy khó khăn.
Cách điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
Chữa bệnh theo mẹo dân gian
Người dân Việt Nam luôn có những bài thuốc dân gian chữa trị bệnh xương khớp đúc kết từ kinh nghiệm sống của ông bà truyền lại. Trong đó, có một số loại thảo dược được áp dụng chữa bệnh đau nhức xương khớp như: Hạt đu đủ, xương rồng, ngải cứu rang muối, chìa vôi hoặc lá lốt…
Hình thức sử dụng cũng tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh nặng hay nhẹ. Từ đó, cách thức bào chế cũng áp dụng khác nhau như: Ngâm rượu dùng để xoa bóp ngoài da, rang nóng hạt để chườm. Hoặc có thể giã nát đắp trực tiếp lên vùng đau nhức, sắc nước uống… Những mẹo này chỉ giảm đau nhức thời và áp dụng hiệu quả trường hợp nhẹ.
Chữa bệnh bằng thuốc Tây
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị bệnh xương khớp như: Thuốc kháng viêm không steroid, acid hyaluronic, thuốc tiêm corticoid, thuốc chống thấp khớp hay giãn cơ… Lưu ý, khi có nhu cầu muốn mua các loại thuốc này, phải có chỉ định bác sĩ không tự ý mua nếu chưa khám sàng lọc hoặc tư vấn bệnh tình.
Chữa bệnh bằng việc phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp mang đến hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên cách chữa trị này chỉ dành cho những trường hợp nặng, khi điều trị biện pháp thông thường không còn phát huy tác dụng.
Chữa bệnh bằng thực phẩm chức năng
Đây là cách phòng bệnh và trị bệnh xương khớp được dùng phổ biến hiện nay. Phần lớn áp dụng cho những trường hợp bệnh không quá trầm trọng. Ngoài việc sử dụng thực phẩm chức năng cũng cần kết hợp với phương pháp khác theo chỉ định bác sĩ để hiệu quả điều trị tốt hơn.Thực phẩm chức năng không phải là thuốc chữa bệnh. Vì vậy, nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận trước khi dùng.
Đau nhức xương khớp nên ăn gì, kiêng gì?
Thực phẩm nên ăn

Với những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, việc ăn uống cũng phải tuân thủ theo chế độ khoa học nhất định, nhằm hạn chế bệnh phát triển nặng hơn. Một trong số những thực phẩm nên ăn để cải thiện bệnh lý xương khớp bao gồm:
Các loại cá hoặc dầu cá:
Những loại thực phẩm này, tốt cho sụn khớp vì chứa nhiều acid béo như omega 3 không bị hòa tan trong cơ thể. Dầu cá giúp biến đổi Prostaglandin tốt cho sụn khớp.
“Dầu cá chuyên biệt Nauy Norsk Ledd”, xuất xứ từ công ty Nauy Pharmatech AS, top 3 thương hiệu hàng đầu Châu Âu, với chất lượng được kiểm chứng FDA được bác sĩ khuyến khích sử dụng nhờ vào nguồn gốc, thành phần và độ an toàn được hiệp hội quốc tế công nhận.
Sản phẩm giúp hỗ trợ nuôi dưỡng cấu trúc xương khớp với mô liên kết trong sụn và dịch khớp. Tái tạo, làm lành những phần sụn khớp tổn thương, giảm đau nhức khi vận động hiệu quả. Lưu ý trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên ngành cụ thể.

Nước hầm sụn hải sản động vật
Nước dùng ngọt thanh có chất chondroitin và glucosamine giúp xương vững chắc. Cung cấp thêm canxi tốt cho sụn.
Hạt ngũ cốc, nấm và rau củ quả:
Các loại thực phẩm này, chứa nhiều vitamin giúp kích thích collagen cho tế bào sụn khớp phát triển. Bên cạnh đó còn chống lão hóa, tê liệt chống viêm, thoái hóa khớp hiệu quả. Ví dụ như chuối, cà chua, lúa mì, đậu nành, lúa mạch, dầu oliu…
Thực phẩm không nên ăn
Những loại thực phẩm nhiều photpho trong loại thịt màu đỏ, phủ tạng của động vật
Thực phẩm giàu axit oxalic có trong việt quốc, mận, củ cải…
Bơ, bánh kẹo , dăm bông xúc xích… chứa nhiều lipit không nên ăn
Các loại dưa muối, hàm lượng đường cao
Chất kích thích, nước có ga…. Và bắp vì trong bắp có nhiều chất dễ gây dị ứng.

Bệnh xương khớp có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không?
Ngoài câu hỏi “Bệnh xương khớp là gì?” thì nhiều người còn thắc mắc liệu khi mắc bệnh xương khớp bạn có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không?:
Bệnh xương khớp chia ra rất nhiều loại khác nhau như thoái hóa khớp, viêm khớp… Mỗi căn bệnh có những cách chữa trị riêng biệt, tuy nhiên theo đánh giá chung giới chuyên môn các bệnh xương khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Thế nhưng, có thể ngăn chặn và làm chậm tiến độ phát triển của bệnh, thông qua việc vận động, chăm sóc sức khỏe hợp lý. Điều này giúp xương khớp linh hoạt, vững chắc hơn.
Với những ai mắc phải bệnh lý xương khớp nên chú trọng chế độ ăn uống, vận động lành mạnh. Kết hợp cùng phương pháp điều trị thích hợp, sử dụng các thực phẩm hỗ trợ theo chỉ định gợi ý bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hay phương pháp trị bệnh không rõ nguồn gốc để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
Hy vọng, với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này, bạn và gia đình đã có thêm những kiến thức liên quan “Bệnh xương khớp là gì?” Từ đó, có cách cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh hợp lý nhất. Đầu tư cho sức khỏe là sự đầu tư xứng đáng nhất, vì sức khỏe tốt chính là chìa khóa thành công nhất trong đời người bạn nhé!