Đau nhức xương khớp căn bệnh thường khiến nhiều người nghĩ đến những người già, hoặc người vận động nhiều dễ mắc phải. Tuy nhiên, hiện nay số lượng người mắc căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày nay?
Cuộc sống bận rộn, áp lực công việc và học tập đã làm con người ngày càng thờ ơ với sức khỏe. Đặc biệt là những người trẻ hiện đại, những nhân viên văn phòng công sở không có nhiều thời gian vận động thể chất. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ. Là một người trẻ bạn cần làm gì để đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này?

Rất nhiều những phương tiện truyền thông đưa tin về những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh lý đau nhức xương khớp ở người trẻ. Tuy nhiên, hầu như chúng ta vẫn nghĩ cơ thể mình đủ sức để kháng để tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Trên thực tế, thì bệnh tật sẽ không chừa một ai, bạn càng thờ ơ, tự tin vào sức khỏe. Chính điều đó, sẽ khiến các căn bệnh không mời mà đến. Điển hình trong số đó chính là đau nhức xương khớp.
Thực trạng đau nhức xương khớp hiện nay
Theo số liệu thống kê từ dịch vụ Y tế Quốc gia của chính phủ Anh (1), năm 2018 tại quốc gia này ghi nhận hơn 15.000 trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh về xương khớp. Riêng ở Việt Nam, PGS.TS thuộc Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh “Đặng Hồng Hoa” cho rằng cho biết:
“Bệnh đau nhức xương khớp thường xuất hiện ở người già là chủ yếu. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh khớp đang có xu hướng trẻ hóa. Thống kê riêng ở Việt Nam, có khoảng 30% số người trẻ trên 35 tuổi bị bệnh về xương khớp.
Những số liệu trên, chính là hồi chuông cảnh báo về tình trạng sức khỏe ngày càng đáng báo động hiện nay. Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, bệnh lý xương khớp đã tác động và mang đến những ảnh hưởng sức khỏe cho rất nhiều người.

Việc xem nhẹ những triệu chứng bệnh ban đầu đã dẫn đến những hậu quả tổn thất to lớn về mặt sức khỏe và tinh thần. Làm người trẻ mất đi những cơ hội để học hỏi và phát triển. Về sâu xa, điều này sẽ gây ảnh hưởng và tạo ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho tình hình phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam lâu dài.
Nguyên nhân mắc phải bệnh lý xương khớp ở người trẻ
Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt và lối sống kém lành mạnh dẫn đến tình trạng bệnh.
Vận động quá mức
Việc vận động thường xuyên với cường độ cao cùng với suy nghĩ còn trẻ còn sức khỏe. Nhiều người đã tận dụng sức mạnh các cơ sẵn có để làm những công việc nặng nhọc. Lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến lực vận động xương khớp, không thể chịu được gánh nặng như trước đây.
Ít vận động
Công việc ít vận động khiến các khớp mất dần độ linh hoạt và tổn thương. Tình trạng này thường diễn ra ở dân văn phòng công sở. Họ dễ bị đau nhức các khớp gối, cổ tay và cổ chân hoặc thắt lưng.
Béo phì
Thói quen ăn uống không khoa học, lười vận động , khiến tỷ lệ trẻ vị thành niên bị béo phì ngày càng gia tăng. Béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về xương khớp, nhất là thoái hóa khớp gối. Theo nghiên cứu khoa học, nếu cơ thể tăng 0,45kg trọng lượng khớp gối chịu thêm 1,5kg.
Căng thẳng mệt mỏi
Áp lực về mặt tinh thần dẫn đến thể chất ngày càng suy giảm. Khi căng thẳng quá độ sẽ khiến quá trình trao đổi chất giảm tăng tiết chất nhờn ở khớp bị khô. Khi hoạt động sẽ bị đau nhức, sưng viêm. Chưa kể, khi căng thẳng bạn dễ dàng bỏ qua việc vận động, điều này làm tình trạng đau nhức, mệt mỏi tăng nặng.
Chấn thương trong quá khứ
Trong học tập, làm việc, vui chơi chắc chắn sẽ có những chấn thương xảy ra. Có thể chấn thương sẽ để lại các di chứng về sau. Khi thời tiết thay đổi, mang vác nặng sẽ xuất hiện cơn đau rất khó chịu.
Dị tật bẩm sinh hoặc ngồi sai tư thế
Người bị dị tật có nguy cơ bị thoái hóa khớp sớm khi chưa qua tuổi 30. Với những người ngồi làm việc sai tư thế khiến cột sống bị vẹo. Nếu không sửa đổi tư thế ngồi, khi có tuổi cao sẽ bị đau nhức xương khớp nặng nề.
Cách chẩn đoán bệnh đau nhức xương khớp
Kiểm tra hệ vận động
Bạn có thể dùng tay để nắn bóp một số vị trí khớp bị đau và quan sát khả năng di chuyển cũng như kích thước cơ bắp của người bệnh. Nếu việc cúi gập người hay cầm nắm, nâng đỡ vật nặng khó khăn. Xương khớp không linh hoạt, khả năng cao bị bệnh xương khớp.

Chụp X- quang
Việc dùng hình ảnh X quang ghi lại vị trí xương, đầu khớp, khe khớp sẽ giúp các bác sĩ biết được hình dạng cũng như cấu trúc xương có bình thường hay không. Thông qua những biến đổi bất thường, bác sĩ sẽ xác định được các vấn đề mà xương khớp bạn đang gặp phải.
Nội soi hoặc xét nghiệm dịch khớp
Dịch khớp có tác dụng bôi trơn các khớp gối và cung cấp chất dinh dưỡng cho sụn khớp. Nếu dịch khớp không đủ giúp xương khớp hoạt động bình thường về màu sắc hoặc đặc tính. Điều đó, đồng nghĩa với việc bạn đang mắc phải vấn đề về xương khớp.
Phương pháp xét nghiệm và nội soi dịch khớp sẽ giúp bác sĩ thấy rõ được các chi tiết trên màn hình tivi. Từ đó, xác định các tổn thương để khắc phục và tối ưu thời gian chữa trị một cách hiệu quả nhất.
Các phương pháp điều trị
Các bệnh lý đau nhức xương khớp ở người trẻ không dễ dàng phục hồi, nếu không có sự tác động từ những phương pháp hỗ trợ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu thờ ơ không chữa trị sớm rất có nguy cơ mắc phải bệnh lý mãn tính khó phục hồi.
Lợi thế của những người trẻ khi mắc phải bệnh xương khớp, nếu dành thời gian chữa trị sớm sẽ mau chóng khỏi. Vì vậy, chỉ cần áp dụng đúng phương pháp, và có sự kiên trì trong quá trình trị bệnh sẽ mau chóng bình phục.
Vật lý trị liệu tại nhà
Phương pháp này có thể thực hiện ngay tại nhà hoặc đến trung tâm trị liệu chuyên nghiệp. Với những mức độ nặng nhẹ khác nhau mà bạn có thể áp dụng những bài tập phân chia theo mức độ. Những bài tập đúng sẽ giúp tăng độ bền và sự dẻo dai cho xương khớp.

Phẫu thuật
Nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn mức độ bình thường. Nó gây đau nhức nghiêm trọng và không thể giúp bạn đi lại vận động, hãy tiến hành phẫu thuật ngay lập tức.
Các bác sĩ sẽ chỉ định điều chỉnh sụn khớp và cắt bỏ phần xương để trị dứt điểm tình trạng bệnh lý. Với những người trẻ tuổi bác sĩ chủ yếu chỉ cắt xương và phẫu thuật nội soi. Riêng với những phẫu thuật thay khớp thì không được khuyến khích áp dụng cho người trẻ tuổi,
Tùy theo mức độ ảnh hưởng của xương khớp đến cuộc sống và vận động hằng ngày, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp. Với công nghệ hiện đại như ngày nay, việc phẫu thuật cũng diễn ra hết sức nhẹ nhàng. Nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm nhé!
Uống thuốc hỗ trợ giảm đau và phòng ngừa tại nhà
Ngoài hai phương pháp chính này bạn có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau giảm sưng. Hoặc có thể dùng các loại dầu cá ngăn ngừa và tái tạo dịch khớp giúp phòng tránh bệnh xương khớp được tốt hơn. Kết hợp cùng việc tăng cường thể dục mỗi ngày, ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh để cơ thể thư giãn tăng miễn dịch tốt hơn.
Hy vọng, với những chia sẻ của chúng tôi về căn bệnh “Đau nhức xương khớp ở người trẻ” đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Đồng thời, mang đến những lời khuyên chân thành để bạn trân trọng hơn sức khỏe của bản thân và gia đình. Xin cảm ơn!