0912379975

NHỮNG CÁCH TRỊ TRẺ SƠ SINH KHÓC ĐÊM MÀ MẸ NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

Khóc đêm là hiện tượng phổ biến thường diễn ra ở trẻ sơ sinh, các bà mẹ nên chú ý vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm là gì? Những nguyên nhân dẫn đến trẻ khóc đêm cùng phương pháp khắc phục để chăm sóc trẻ được tốt hơn sẽ có trong bài viết dưới đây.

Điểm bất thường của trẻ sơ sinh khóc đêm mà các mẹ cần chú ý

– Các bà mẹ có con nhỏ quấy khóc vào ban đêm nên cẩn trọng, không thể lơ là được bởi đây là là hiện tượng đáng chú ý ở trẻ nhỏ. Quá trình khóc đêm của trẻ sẽ diễn ra trong khoảng 3 tiếng mỗi ngày trong 6 tuần đầu tiên khi trẻ chào đời và giảm dần theo thời gian từ 1 – 3h mỗi ngày cho đến khi trẻ được 3 – 4 tháng tuổi. Đây được gọi là hiện tượng khóc dạ đề.

– Biểu hiện của hiện tượng này là vào ban đêm trẻ trăn trở, không ngủ yên hay trẻ đang ngủ thì bỗng giật mình thức giấc và khóc thét. Nhiều trường hợp trẻ khóc không ngừng, khóc dai hoặc khóc theo từng đợt kéo dài đến vài tiếng đồng hồ và được lặp lại nhiều lần trong tuần.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm

Có nhiều lý do dẫn đến việc trẻ em sơ sinh khóc đêm nhưng bố mẹ lại ít để ý hoặc không biết để theo dõi và chữa trị đúng cách. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp của trẻ sơ sinh khóc nhiều.

Nhiệt độ: Trẻ bị ngạt mũi, khô mũi do nằm điều hoà và cần sự giúp đỡ của người lớn. Nếu nhiệt độ trong phòng thay đổi đột ngột thì con bạn sẽ trở nên khó chịu và quấy khóc.

Trẻ sơ sinh khóc đêm thông thường là do nhiệt độ cơ thể

 Bị ốm: Nguyên nhân là do bị ốm thể trạng khó chịu nên thường xuyên quấy khóc.

 Môi trường: Cũng có thể là khi ra ngoài bụng mẹ trẻ chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài và chưa phân biệt được ngày đêm.

Các tác động bên ngoài: Do hệ thần kinh còn yếu, dễ bị ảnh hưởng các tác động bên ngoài như tiếng ồn, âm thanh, ánh sáng,… khiến trẻ sơ sinh khóc nhiều vào ban đêm.

Đói bụng: Nhu cầu cần được cho ăn thường xuyên của trẻ dần tăng lên bởi trong cùng thời điểm trẻ không thể chứa nhiều chất lỏng. Vì vậy nếu trẻ khóc vào ban đêm có thể là do nguyên nhân đói bụng.

Tả bẩn: Trẻ sơ sinh thường nhạy cảm với cảm giác bị ẩm ướt và bé chỉ biết hành động thông qua việc khóc để thông báo đến bố mẹ thay tã mới cho mình mà thôi.

Nguyên nhân tả bẩn cũng là một lý do trẻ sơ sinh khóc đêm

Thu hút sự chú ý: Đôi khi hiện tượng trẻ sơ sinh khóc đêm là do bé thiếu cảm giác an toàn, bất an và cần có bố mẹ bên cạnh. Nếu như kiểm tra tổng thể không phải các nguyên nhân về đói, tả ướt, tiếng ồn,… thì các bố mẹ nên âu yếm trẻ bằng cách ôm hay ru để giúp bé có cảm giác an toàn và chìm vào giấc ngủ.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em: Đây cũng là 1 trong số lý do khiến trẻ sơ sinh khóc nhiều vào ban đêm, nếu thiếu các chất như cãni, protein, magie, DHA, Vitamin A, D,…

Cuối cùng là 1 số nguyên nhân khác như: mặc đồ không thoải mái, trẻ bị muỗi đốt,….

Các cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm mà các mẹ nên biết

Mỗi bố mẹ sẽ có cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm khác nhau khi trẻ có dấu hiệu quấy khóc. Các bố mẹ nên chú ý quan sát tình trạng trẻ như thế nào, để xem bé có cần sự giúp đỡ không. Nếu như con chỉ quấy khóc một chút thì có thể con chỉ đang chuyển từ trạng này ngủ này sang trạng thái ngủ nọ thì mẹ không cần can thiệp. Còn nếu như tình trạng quấy khóc ở trẻ kéo dài thì bạn cần tham khảo các cách trị sau đây để trẻ thoát khỏi hiện tượng khóc đêm.

Chờ đợi phản ứng của trẻ 

Cũng như đề cập ở trên, điều đầu tiên mà bố mẹ cần làm khi nghe tiếng trẻ khóc đêm đó chính là quan sát. Hãy chờ đợi trong 1 thời gian trước khi đánh thức bé dậy để vỗ về. Nhiều phụ huynh do quá lo lắng, thế nhưng có thể trẻ chỉ quấy khóc do quá trình chuyển từ ngủ nông sang ngủ sâu trước khi ổn định lại mà thôi.

Chú ý đến nhiệt độ trong phòng

Do mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài không lâu thế nên nhiệt độ cơ thể của bé lúc này có thể thay đổi nóng hoặc lạnh thường xuyên. Vì vậy bạn nên kiểm tra thân nhiệt của bé để đảm bảo được che chắn kỹ càng nếu lạnh hoặc cởi bỏ các lớp che chắn để trẻ bớt nóng.

Sử dụng núm vú giả

Có thể là do bé quá thèm khát ngậm ti của mẹ thế nhưng trong trường hợp ban đêm thì các mẹ hay dùng núm vú giả để trẻ ngủ ngoan hơn. Thế nhưng, cũng tùy thuộc vào chất liệu cũng như tháng tuổi của bé sẽ mất đi sở thích này. Mặt khác nhiều mẹ còn đang băn khoăn có nên sử dụng núm vú giả cho con ngậm không, thì điều này đã được các chuyên gia đảm bảo hoạt động này sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Bế con lên tay và di chuyển để dỗ dành

Đây là phương pháp mà nhiều bố mẹ thường hay áp dụng mỗi khi nghe thấy tiếng con khóc. Bên cạnh đó bạn cũng có thể cho bé nằm võng hoặc nôi đung đưa một cách nhịp nhàng và đều đặn để làm dịu đi sự khó chịu của bé khi đưa bé vào giấc ngủ trở lại. 

Bế con lên tay và dỗ dành sẽ làm cho bé nín khóc

Bọc con lại bằng tấm chăn

Thời gian trong bụng mẹ đã khiến cho bé quen thuộc nên khi ra ngoài bé vẫn quen với việc có thứ gì đó quấn xung quanh mình tạo ra cảm giác ấm áp. Đó là lý do vì sao mà các trẻ sơ sinh hay khóc đêm như vậy. Bạn hãy thử quấn bé bằng lớp chăn mỏng để cho bé có cảm giác an toàn để chìm vào giấc ngủ.

Hát ru hoặc cho con nghe nhạc

Khi trẻ sơ sinh khóc đêm kéo dài thì điều có thể làm con thoải mái và dễ chìm vào giấc ngủ đó chính là những câu hát ru. Nếu mẹ thường xuyên hát ru vào buổi tối sẽ giúp bé hình thành thói quen ngủ ngon giấc và không bị thức giấc vào ban đêm. Trẻ sơ sinh cũng như người lớn khi nghe những giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng sẽ giúp bé thư giãn và ngủ ngon hơn.

Kết luận

Trên đây là các cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm hiệu quả giúp các bố mẹ chăm sóc cho trẻ tốt hơn và đưa trẻ vào giấc ngủ ngon hơn. Chấm dứt hoàn toàn tình trạng khóc đêm ở trẻ, giúp trẻ ăn ngon chóng lớn.

avatar
  Subscribe  
Notify of
DMCA.com Protection Status
Gọi Điện
Đặt Hẹn
Chat Zalo
Facebook