Rối loạn Lipid máu hay máu nhiễm mỡ là tình trạng cholesterol và triglycerid trong máu tăng lên một cách bất thường và làm giảm HDL-Cholesterol (mỡ máu tốt) trong máu. Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn lipid máu và tình trạng này cũng là nguyên nhân của một số bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe như bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não,… Tuy nhiên chúng ta có thể thay đổi và điều chỉnh được nồng độ mỡ máu cũng như phòng tránh được bệnh tật để kéo dài tuổi thọ. Vậy Rối loạn lipid máu là gì? Triệu chứng rối loạn lipid máu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ về kiến thức rối loạn lipid máu trong bài viết dưới đây nhé!
Rối loạn lipid máu là gì?
Rối loạn lipid máu là tình trạng nồng độ cholesterol toàn phần, triglyceride, lipoprotein trọng lượng phân tử lượng thấp (LDL-Cholesterol (mỡ máu xấu)) cao hơn hay nồng độ lipoprotein trọng lượng phân tử lượng cao (HDL-Cholesterol (mỡ máu tốt)) thấp hơn các giá trị bình thường trong huyết tương.

Đây là một dạng rối loạn chuyển hóa mạn tính thường gặp, nó làm tăng các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tổn thương các cơ quan đích như tim, não, thận.
Nguyên nhân và triệu chứng rối loạn lipid máu
Khi mắc chứng rối loạn lipid máu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau tạo thành. Đồng thời nó cũng biểu hiện ra thành một số các triệu chứng để chúng ta có thể nhận biết được. Cùng tìm hiểu cụ thể ngay bên dưới nhé!

Nguyên nhân khiến rối loạn lipid máu là gì?
Sau đây là một số nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn lipid máu:
- Do cơ thể giảm các chất tiêu mỡ, quá trình chuyển hóa bị rối loạn gây ra lắng đọng mỡ trong cơ thể.
- Vì tăng huy động: Những người bị tâm lý căng thẳng, stress hay người mắc bệnh đái tháo đường sẽ làm tăng cường sử dụng lượng lipid dự trữ trong cơ thể từ đó dẫn đến việc gây ra rối loạn chuyển hóa lipid.
- Do ăn uống: Khi ăn thức ăn có quá nhiều dầu mỡ, chất béo hay sử dụng rượu bia trong thời gian dài từ đó gây rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Các triệu chứng rối loạn lipid máu là gì?
Triệu chứng rối loạn lipid máu thường có những biểu hiện không rõ ràng. Sau đây là một số dấu hiệu, triệu chứng rối loạn lipid máu thường gặp:
- Cơ thể có các dấu hiệu bất thường: Vã mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, thở ngắn, thở dốc,…
- Dưới da xuất hiện các ban vàng không ngứa, không đau. Ban vàng ở mí mắt, u vàng ở các gân duỗi của các ngón, gân gót chân và các khớp đốt, khủy tay, đầu gối, nổi ban vàng ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay,…
- Cơ thể xuất hiện các biểu hiện về tim mạch: nặng ngực, tức ngực, đau thắt ngực, cảm giác đau lan ra 2 cánh tay và sau lưng, bệnh xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ,… Ngoài ra một số người bệnh có biểu hiện của bệnh mạch máu ngoại vi như dễ bị tê bì, đau buốt đầu ngón tay, ngón chân.
- Gây ra các vấn đề về tiêu hóa: ăn uống bị đầy bụng khó tiêu do gan và tụy bị ảnh hưởng bởi lipid máu tăng cao trong một thời gian dài.
- Rối loạn lipid máu thường gặp với các bệnh rối loạn chuyển hóa nên những người bị đái tháo đường sẽ dễ mắc phải hơn.

Thường biểu hiện lâm sàng của bệnh rối loạn lipid máu được phát hiện khi tình trạng kéo dài và gây ra các biến chứng ở các cơ quan như: xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, nổi ban vàng, … Ngoài ra khi nồng độ triglyceride trong máu tăng quá cao làm cho huyết tương bị đục như sữa, có thể gây ra các bệnh nguy hiểm tính mạng như viêm tụy cấp tính.
Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn lipid máu hiệu quả
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng về bệnh rối loạn lipid máu thì chúng ta nên đi kiểm tra để có biện pháp điều trị cần thiết và kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Thông thường để phát hiện hay chẩn đoán bệnh rối loạn lipid máu thì sẽ dùng biện pháp xét nghiệm sinh hóa: Giúp định lượng được các thành phần mỡ máu như cholesterol, HDL – Cholesterol và LDL – Cholesterol. Từ đó bác sĩ sẽ dễ dàng nhận định được tình trạng bệnh và phân loại để có phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh rối loạn lipid máu không trực tiếp đe dọa tính mạng con người. Tuy nhiên nó lại là nguyên nhân gây ra các căn bệnh nguy hiểm như: cao huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đau tim,… Vì lượng lipid máu cao dẫn làm xơ vữa động mạch khiến máu không lưu thông được dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy nên để tránh những biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng thì người bị bệnh rối loạn lipid máu cần phải thực hiện điều trị hợp lý để cải thiện sức khỏe.
Hiện nay có nhiều loại thuốc giúp cải thiện lipid máu tuy nhiên cần dùng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra người bệnh cũng cần cải thiện chế độ ăn uống hạn chế dầu mỡ, chất thích thích, đồ ngọt, nội tạng động vật và đồ ăn chế biến sẵn, nên ăn uống tăng cường vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thẻ. Đồng thời cần thay đổi thói quen sinh hoạt tăng cường vận động phù hợp, cũng như duy trì cân nặng để phòng ngừa thừa cân, béo phì.
Mắc bệnh rối loạn lipid máu nên ăn gì?
Người bị rối loạn lipid máu nên có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học kết hợp với luyện tập thể thao phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe.
Thực tế có rất nhiều loại thực phẩm giúp làm giảm lipid máu một cách tự nhiên giúp cơ thể điều hòa mà không cần dùng đến thuốc điều trị nếu người bệnh mắc chứng rối loạn lipid ở thể nhẹ.

- Nên ăn thường xuyên các thực phẩm giúp điều trị và phòng tránh bệnh rối loạn lipid máu như: Táo, giá đỗ, nấm hương, lá sen, mộc nhĩ đen, bí đao, lạc,…
- Hằng ngày nên ăn tăng cường chất xơ hòa tan thường có trong các thực phẩm như: Bí đao, táo, khoai tây nướng, bắp cải, súp lơ, cà rốt, việt quất, cam, chanh, mận, bông cải xanh, đậu khô, đậu lăng, quả chà là, dâu tây,…
- Ăn thêm các loại thực phẩm từ thực vật chứa stanol và stenol như: rau mầm, đậu phụ, cám lúa mì, dầu thực vật (dầu oliu, dầu vừng, dầu bắp), quả hạnh nhân,… để giúp làm giảm lượng mỡ máu.
- Ăn thực phẩm từ động vật có ít chất béo hoặc không chất béo như: thịt gia cầm, sữa, thịt nạc,…
- Không sử dụng dầu mỡ thừa để nấu ăn. Đồng thời nấu ăn hạn chế chiên, rán, nướng thịt cá mà nên ăn hấp hoặc luộc sẽ tốt hơn.
- Ăn tăng cường hàm lượng chất xơ giúp giảm lipid máu như: ăn ngũ cốc, rau xanh
Rối loạn lipid máu không nên ăn gì?
Người bị rối loạn lipid máu cũng nên lưu ý không sử dụng hoặc hạn chế một số loại thức ăn khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn như:
Thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa như: sữa, thịt, phô mai, sữa nguyên chất, bơ.
Các loại bơ thực vật, bánh ngọt, bánh nướng.
Không ăn quá nhiều thực phẩm có lượng mỡ máu cao như: da động vật, nội tạng, lòng đỏ trứng gà, óc heo, chân giò,… Đặc biệt nên hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ.
Kết luận
Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh rối loạn lipid máu và cách cải thiện, phòng ngừa bệnh hiệu quả. Chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe nhé!