Tụt huyết áp là căn bệnh phổ biến thường thấy ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên ngày nay căn bệnh này có dấu hiệu trẻ hóa độ tuổi bởi môi trường sống và chế độ ăn uống nghỉ dưỡng của chính bản thân họ có vấn đề. Một số người khi gặp trường hợp như thế này đều không biết phải làm gì khi bị tụt huyết áp. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ nói rõ hơn về nguyên nhân gây ra cũng như cách xử lý khi đang trong tình trạng tụt huyết áp.
Lý giải khái niệm về huyết áp và bệnh tụt huyết áp
Nói theo một cách dễ hiểu thì huyết áp chính là áp lực máu trong động mạch, giúp đưa máu nuôi dưỡng đến các cơ quan chức năng trong cơ thể con người. Huyết áp được tạo ra bằng vào lực co bóp của tim và sức cản trở từ động mạch. Bên cạnh đó huyết áp là một trong những thông số giúp đánh giá thể trạng, sức khoẻ của con người.
Tình trạng tụt huyết áp diễn ra trên cơ thể con người khiến cho não bộ và các cơ quan khác không nhận đủ lượng máu cần thiết để cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não.

Đối với các trường hợp tụt huyết áp nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi, có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý thì sẽ hồi phục nhanh chóng. Còn với những trường hợp nghiêm trọng tụt huyết áp có thể gây ra đột quỵ, suy thận thậm chí là lấy đi tính mạng.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tụt huyết áp
Hạ huyết áp thường sẽ được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn:
- Do trong quá trình mang thai
- Thời gian nghỉ ngơi trên giường quá lâu
- Do bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết
- Gặp các vấn đề về tim
- Uống một số thuốc có tác dụng phụ hay các loại thuốc an thần, kháng sinh liều cao
- Cơ thể con người bị hạ huyết áp do bẩm sinh
- Bị stress, trầm cảm, suy nhược cơ thể
- Do cơn đau bao tử hoành hành kèm theo đau vùng bụng và toát mồ hôi lạnh
- Đôi khi tụt huyết áp đột ngột xuất hiện trên cơ thể người khoẻ mạnh khi tắm hơi, xông hơi.
Những triệu chứng khi tụt huyết áp thường gặp
Trường hợp tụt huyết áp thì não bộ cùng các cơ quan khác trong cơ thể con người sẽ không đủ lưu lượng máu dẫn đến lưu thông gây ra các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, mất khả năng tập trung, nhìn mờ đi hoặc hoa mắt cuối cùng là ngất xỉu.

Thông thường huyết áp tuỳ thuộc vào mỗi cơ thể mà có mức ổn định theo nhiều cơ chế khác. Tuy nhiên mức giữ huyết áp ổn định sẽ có số đo dưới 120/80 mmHg. Người bị coi là tụt huyết áp sẽ dưới 60 mmHg.
Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta nếu gặp phải các trường hợp như thế thì nên làm gì khi bị tụt huyết áp. Dưới đây là những cách xử lý ngay lập tức khi bị tụt huyết áp.
Cách xử lý nhanh chóng tại nhà khi gặp trường hợp bị tụt huyết áp
Sau đây là một số phương pháp đơn giản để sơ cứu và xử lý tại nhà khi bạn hoặc người khác bị tụt huyết áp.
Về tư thế
Đặt ngay người bị tụt huyết áp nhanh chóng vào nơi ngồi thoáng mát hay nằm trên giường. Với tư thế là 2 chân nâng cao và đầu hơi thấp, sử dụng dụng cụ đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có những phương pháp xử lý phù hợp (nếu có).
Thực hiện sơ cứu nhanh chóng
Cho người bệnh uống 2 cốc nước tương đương 480ml để điều tiết huyết áp. Nếu có thể bạn hãy cho người bị tụt huyết áp uống nước sâm, nước chè đặc, trà gừng, cà phê, thức ăn có muối mặn,… sẽ tốt hơn.
Xoa bóp bấm huyệt
- Vuốt trán: Dùng 2 ngón tay vuốt từ giữa trán sang 2 bên cuối huyệt thái dương, làm động tác này 30 phút.
- Day huyệt thái dương: Dùng 2 ngón tay day vào huyệt thái dương (cuối mi mắt) và day đi day lại với mức độ mạnh dần, thực hiện động tác này từ 20 – 50 lần.
- Day huyệt phong trì: Dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì (tại đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên), 4 ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt phong trì, thực hiện động tác này 10 lần.
Uống thuốc hỗ trợ huyết áp
Đối với người mắc bệnh bị tụt huyết áp thì việc luôn mang theo thuốc hỗ trợ huyết áp dự phòng là điều vô cùng cần thiết, thuốc sẽ giúp bạn giữ được tính mạng cũng như làm căn bệnh tụt huyết áp sẽ không phát triển thêm.

Bên cạnh việc xử lý kịp thời khi gặp tình huống huyết áp bị hạ. Ngoài ra người bệnh cũng cần có những chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng một cách khoa học và hợp lý nhất để căn bệnh tụt huyết áp sẽ không có diễn biến phức tạp.
Những phương pháp phòng tránh bệnh tụt huyết áp tại nhà
- Uống đủ nước: Không chỉ có hoạt động ngoài trời hay thời tiết nóng bức bạn mới bổ sung nước. Mà ngay cả khi cơ thể bạn bình thường hay bị tụt huyết áp cũng đều phải bổ sung lượng nước lọc cho cơ thể có chất điện giải cần thiết. Tránh hoạt động vào thời gian nắng chiếu gắt và nên giải lao để cơ thể nghỉ ngơi nhằm tránh các tế bào trong cơ thể rơi vào tình trạng suy kiệt.
- Giữ tinh thần lạc quan: Suy nghĩ đến chiều hướng tích cực, tinh thần vui vẻ, lạc quan sẽ giúp ích cho căn bệnh của bạn. Còn nếu suy nghĩ về những hướng tiêu cực, xúc động mạnh, lo sợ thì các điều này sẽ làm cho huyết áp trở nên xấu đi.
- Chế độ sinh hoạt điều độ: Nên ngủ đủ giấc gối đầu thấp hơn chân, không thay đổi tư thế đột ngột. Nên tập thể dục thường xuyên để giúp động mạch đàn hồi tốt, học cách thư giãn nghỉ ngơi để giải tỏa căng thẳng.
- Chế độ ăn uống dinh dưỡng: Không nên bỏ bữa, ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, khuyến khích ăn các loại thức ăn có nhiều chất xơ như đậu, rau xanh, gạo lứt, quả chín,… cùng các thực phẩm chứa nhiều acid béo omega 3 như cá hồi, cá thu,… Tránh các đồ uống có cồn như bia, rượu,…
- Theo dõi huyết áp thường xuyên: Đối với người bị tụt huyết áp thì cần thường xuyên theo dõi sức khỏe tại nhà để nắm rõ tình trạng sức khoẻ của bản thân. Tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Kết luận
Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ làm gì khi bị tụt huyết áp và các cách xử lý cũng như áp dụng các chế độ phù hợp để cải thiện sức khỏe cho người bị tụt huyết áp trong bài viết này. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích.